Saturday, September 1, 2012

[Bài Học Số 2] Cơ Bản Objective C 2

http://congdongios.com/showthread.php?1295

1.1. Lớp

1.1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1.1. Định nghĩa lớp


Một lớp trong Objective-C được định nghĩa gồm 2 file thành phần tương tự C, C++. Một file *.h định nghĩa trước các biến thành phần và tên các phương thức, file *.m định nghĩa phần thực thi cho các phương thức trong file *.h



File ClassName.h


PHP Code:
#import <headerFile.h>
@interface ClassName {
variable1 declaration;
variable2 declaration;
}
method1 declaration;
method2 declaration;
@
end 

Objective-C sử dụng từ khóa @interface để khai báo một tên lớp trong file h. Từ khóa @end được sử dụng ở cuối phần khai báo.



File ClassName.m

PHP Code:
#import “ClassName.h”

 

@implementation ClassName

-method 1 //triển khai phương thức 1

-method 2 // triển khai phương thức 2

@end 


Objective-C sử dụng từ khóa @implementation để khai báo phần thực thi thực sự của lớp trong file m. Từ khóa @end được sử dụng ở cuối phần khai báo.


Ví dụ:
PHP Code:
MyClass.h

@interface MyClass {

int a;

int b;

}

-(
voidsetvara : (int) x;

-(
voidsetvarb : (int) y;

-(int) 
add;

@
end 


MyClass.m
PHP Code:
#import”MyClass.h”

 

@implementation MyClass

-(voidsetvara  int{

a=x;

}

-(
voidsetvarb  int{

b=y;

}

-(int) 
add {

return 
a+b;

}

@
end 



1.1.1.2. Thuộc tính

Cú pháp khai báo thuộc tính:
PHP Code:
[Access PrivilegeTypeName  varName
Ví dụ
PHP Code:
@private

int  att1;

NSString str1;

@protected

int att2;

@public

NSString str2;

int att3

Mặc định khi không sử dụng từ khóa quyền truy xuất là @protected



1.1.1.3. Phương thức

Cú pháp định nghĩa một phương thức
PHP Code:
[Access Privilege](return_typemethodname: (type1para1 : (type2para2 (); 

Gọi phương thức
PHP Code:
[object methodname:para1 para2…]; 
Ví dụ:

Khai báo
PHP Code:
-(MyClass*) constructor: (int) : (int) b

Triển khai
PHP Code:
-(MyClass*) constructor: (int) : (int) {
self = [super init];

if(
self) {

var1 a;

var2 b;

}

return 
self;

}

Lời gọi phương thức như sau


PHP Code:
[myClassObject constructor100 200]; 

Trong Objective-C chỉ có 2 khái niệm quyền truy xuất đến phương thức: truy xuất hoàn toàn qua lớp (public static) và truy xuất hoàn toàn qua đối tượng (public)

Objective-C qui định phần định nghĩa truy xuất như sau

Phương thức truy xuất thông qua tên lớp sẽ có ký hiệu là dấu +
Phương thức truy xuất thông qua đối tượng sẽ có ký hiệu là dấu –
PHP Code:
@interface MyClassNSObject

-(MyClass*) staticMethod: (int) : (int) b;

-(
MyClass*) publicMethod: (int) : (int) b;

@
end 

Trong trường hợp phương thức có nhiều tham số, và để thể hiện được ý nghĩa của các tham số trong lời gọi phương thức, Objective-C cho phép một cú pháp khai báo khác cho phương thức như sau:


PHP Code:
[Access Privlilege](return_typemethodPara1: (typepara1 andPara2: (typepara2

Lời gọi phương thức khi đó sẽ như sau:


PHP Code:
[object methodPara1value1 andPara2value2]; 

Ví dụ:
PHP Code:
-(voidsetX: (int) x Y: (int) y

PHP Code:
-(voidsetX: (int) x Y: (int) {

var1 x;

var2 y;


PHP Code:
[myObject setX15 Y20]; 

1.1.2. Kế thừa

Tính kế thừa trong Objective-C tương tự trong các ngôn ngữ khác như C++,…

PHP Code:
#import “SuperClass.h”

#import <headerFile.h>

 

@interface ClassName:SuperClass {

variable1 declaration;

variable2 declaration;

}

method1 declaration;

method2 declaration;

@
end 


Ví dụ:
PHP Code:

#import<Foundation/NSObject.h>

 

@interface MyClass:NSObject {

int a;

int b;

}

-(
voidsetvara : (int) x;

-(
voidsetvarb : (int) y;

-(int) 
add;

@
end 

Trong Objective-C, thực sự tất cả các lớp khi tạo ra đều kế thừa từ lớp NSObject.

1.1.3. Phương thức tạo

Trong Objective-C không có khái niệm phương thức tạo cho một lớp. Tất cả các đối tượng của một lớp phải được cấp phát thông qua phương thức alloc và init.
PHP Code:
MyClass *myObject = [[MyClass alloc]init]; 
Trong đó phương thức alloc là cấp phát vùng nhớ, còn phương thức init như là một phương thức tạo mặc định trong Objective-C, được định nghĩa trong lớp NSObject.
PHP Code:
-(idinit

Ta thường định nghĩa lại phương thức tạo có tham số của một lớp như sau:
PHP Code:

#import “SuperClass.h”

#import <headerFile.h>

 

@interface MyClassNSObject {

int var1;

int var2;

}

-(
MyClass*) constructor: (int) : (int) b;

@
end 
PHP Code:
#import “MyClass.h”

 

@implementation MyClass

-(MyClass*) constructor: (int) : (int) {

self = [super init];

if(
self) {

var1 a;

var2 b;

}

return 
self;

}

@
end 
Từ khóa super con trỏ trỏ đến lớp cha của lớp hiện tại, tương tự như base trong C++ hoặc super trong Java.

Từ khóa self là con trỏ đại diện cho lớp hiện tại, tương tự con trỏ this trong C++ hay Java.

1.1.4. Properties

Trong Objective-C hỗ trợ tính năng Properties, cho phép chúng ta định nghĩa các bộ truy xuất (setter/getter) vì vậy sẽ có nhiều lợi ích sử dụng khi truy xuất đến các biến thể hiện của đối tượng.



Định nghĩa trong file.h:
PHP Code:
  @property (<attributes>) type propertyName
Thực thi trong file.m:
PHP Code:
@synthesize propertyName
Truy xuất đến properties thông qua cú pháp object.property

PHP Code:
#import <Foundation/Foundation.h>

 

@interface Address NSObject {

int countryCode;

int cityCode;

}

@
property (readonlyint countryCode;

@
property int cityCode;



@end 
PHP Code:
#import “Address.h”

 

@implementation Address

@synthesize countryCode;

@
synthesize cityCode;



@end 
PHP Code:

Address 
*address = [[Address allocinit];

Int code address.countryCode;

address.cityCode 99

Các thuộc tính cho Properties

Writability
readwrite: chỉ ra Properties có thể đọc và ghi, thuộc tính này là mặc định
read-only: chỉ ra Properties chỉ có thể đọc.
Setter Semantics
assign: là thuộc tính mặc định. Ta thường sử dụng assign cho các kiểu vô hướng như NSInteger, CGRect…
Ta có thể hình dung như sau
PHP Code:
@interface Test5 NSObject {

@private 
NSString *sVar;

}

@
property (readwriteassignNSString *sVar;

@
end 
Properties này tương tự như settor sau
PHP Code:
-(void)setSVar:(NSString*)inSVar {

if (
self->sVar != inSVar){

[
self->sVar release];

self->sVar = [inSVar retain];

}

retain: retain nên được triệu gọi trên đối tượng được chỉ định.
copy: một bản sao của đối tượng sẽ được sử dụng cho đối tượng chỉ định.


Ta có thể hình dung như sau
PHP Code:
@property (readwritecopyNSString *sVar
Properties này tương tự như settor sau

PHP Code:
-(void)setSVar:(NSString*)inSVar {

if (
self->sVar != inSVar){

[
self->sVar release];

self->sVar = [inSVar copy];

}

Ta sử dụng chỉ định copy khi mà có khả năng tham số sVar là đối tượng có thể thay đổi

Những ràng buộc phụ thuộc vào việc bạn chọn sử dụng hoặc không sử dụng bộ thu gom rác

Nếu bạn không sử dụng bộ thu gom rác, với Properties của đối tượng bạn phải chỉ rõ assign, retain hay copy, nếu không trình biên dịch sẽ cảnh báo
Nếu bạn sử dụng bộ thu gom rác, bạn sẽ không bị cảnh báo nếu không chỉ định assign, retain hay copy (mặc định khi đó là assign), trừ khi kiểu của Properties là một lớp thích hợp với NSCopying. Để mặc định thường là những gì bạn muốn, tuy nhiên, nếu đối tượng có thể sao chép thì để bảo tồn tính bao đóng bạn thường muốn làm một bản sao chép riêng cho đối tượng.
Nếu bạn sử dụng bộ thu gom rác thì assign và retain có hiệu lực như nhau
Atomicity: thuộc tính này chỉ ra Properties là không atomicity với từ khóa nonatomic. Việc này tương tự như đồng bộ hóa trong khái niệm Thread, Properties này sẽ bị block và thực hiện đồng bộ. Mặc định là atomic.




1.2. Category

Khi ta muốn thêm một số phương thức vào một lớp có sẵn, thông thường ta sẽ mở rộng lớp đó bằng cách viết lại mã nguồn. Objective-C cung cấp tính năng Category cho phép ta mở rộng lớp mà không cần phải viết lại mã nguồn của lớp cũ. Category cho phép ta mở rộng lớp cũ trong một bộ thực thi khác.

Giả sử ta có một lớp MyClass đã định nghĩa



MyClass.h
PHP Code:
@interface MyClass

-(void) print;

@
end 
MyClass.m
PHP Code:
#import “MyClass.h”

@implementation MyClass

-(void) print {

//to do print


Ta muốn thêm một một phương thức newMethod, ta sử dụng tính năng Category của Objective-C như sau



MyCategory.h

PHP Code:
#import “MyClass.h”

@interface MyClass (MyNewCategory)

-(
voidnewMethod;

@
end 
MyCategory.m

PHP Code:
#import “MyCategory.h”

@implementation MyClass (MyNewCategory)

-(
voidnewMethod {

//to do new method








Sử dụng như sau
PHP Code:
#import “MyClass.h”

#import “MyCategory.h”

 

int main(int argc, const char *argv) {

MyClass *myObject = [[MyClass allocinit];

[
myObject print];

[
myObject newMethod];


Tên của Category là duy nhất, có thể thêm nhiều Category nhưng không được trùng tên.
Trong Category không cho phép thêm các biến thể hiện
Ngoài mục đích mở rộng, Category thường được sử dụng để “định nghĩa” các phương thức “private” (không được hỗ trợ trong Objective-C)

PHP Code:
// ===========================

// = File: SomeClass.m

// ===========================

#import “SomeClass.h”

 

// =================================

// = Interface for hidden methods

// =================================

@interface SomeClass (hidden)

 

+(
voidhiddenClassMethod;

-(
voidhiddenInstanceMethod;

 

@
end 
PHP Code:
// =====================================

// = Implementation of hidden methods

// =====================================

@implementation SomeClass (hidden)

 

+(
voidhiddenClassMethod {

printf“Hidden class method.n” );

}

 

-(
voidhiddenInstanceMethod {

printf“Hidden instance methodn” );

}

 

@
end 
PHP Code:
// ================================

// = Implementation for SomeClass

// ================================

@implementation SomeClass

 

-(voidmsg {

printf(“Inside msg()…n”);

 

[
self hiddenInstanceMethod];

[
SomeClass hiddenClassMethod];

}

 

+(
voidclassMsg {

printf(“Inside classMsg()…n”);

}

 

@
end 

Khi đó, ta sử dụng lớp SomeClass với phương thức msg() mà không biết đến các phương thức “hidden” như là các phương thức private
PHP Code:

// ===========================

// = File: Main.m

// ===========================

#import “SomeClass.h”

 

int main (int argcchar *argv[]){

SomeClass *ptr = [[SomeClass allocinit];

 

// Display message (including messages from hidden methods)

[ptr msg];

 

// Call a class method

[SomeClass classMsg];

 

return 
0;


1.3. Posing

Pose là một tính năng của Objective-C cho phép lớp con thay thế (pose – in place of) lớp cha mà nó kế thừa trong một ngữ cảnh nhất định.

PHP Code:
@interface Fraction

-(void) print;

@
end 
PHP Code:
#import “Fraction.h”

 

@implementation Fraction

-(void) print {

printf“printf of Fraction”);

}

@
end 

PHP Code:

#import “Fraction.h”

@interface FractionA Fraction

-(void) print;

@
end 
PHP Code:
#import “FractionA.h”

 

@implementation FractionA

-(void) print {

printf“new printf of FractionA”);

}

@
end 

PHP Code:

#import “Fraction.h”

#import “FractionB.h”

 

int mainint argc, const char *argv[] ) {

Fraction *frac = [[Fraction allocinit];

 

// print it

printf“The fraction is” );

[
frac print];

printf“n” );

 

// FractionA pose as Fraction

[FractionA poseAsClass: [Fraction class]];

 

Fraction *frac2 = [[Fraction allocinit];

 

// print it

printf“The fraction is” );

[
frac2 print];

printf“n” );

 

// free memory

[frac release];

[
frac2 release];

 

return 
0;

Kết quả là

The fraction is: printf of Fraction

The fraction is: new printf of FractionA


Phương thức poseAsClass là một phần của protocol NSObject



1.4. Protocol
Protocol định nghĩa một danh sách các phương thức bắt buộc hoặc tùy chọn mà các lớp chấp nhận (adopt) protocol bắt buộc phải thực thi.
PHP Code:
@protocol MyProtocol

 

- (void)requiredMethod;

 

@
optional

 

- (void)anOptionalMethod;

 

- (
void)anotherOptionalMethod;

 

@
required

 

- (void)anotherRequiredMethod;

 

@
end 
Các phương thức khai báo trong Protocol cũng có thể là các khai báo Properties. Các từ khóa @optional và @required thể hiện theo đúng ý nghĩa của nó, nếu không sử dụng 2 từ khóa này thì mặc định là @required.
PHP Code:

@protocol NSCoding

- (void)encodeWithCoder:(NSCoder *)aCoder;

- (
id)initWithCoder:(NSCoder *)aDecoder;

@
end 
PHP Code:
// Interface

@interface SomeClass NSObject <NSCoding> {



PHP Code:

// Implementation

@implementation SomeClass

 

-(void)encodeWithCoder:(NSCoder *)aCoder{



}

 

-(
id)initWithCoder:(NSCoder *)aDecoder{



SomeClass triển khai Protocol NSCoding theo cú pháp <Protocol>

@interface ClassName : ItsSuperclass < protocol list >

@interface ClassName ( CategoryName ) < protocol list >
Ví dụ:
PHP Code:
@interface Formatter NSObject FormattingPrettifying 
Protocol được sử dụng trong các trường hợp:

- Khai báo các phương thức dự kiến sẽ được thực thi

- Khai báo một interface cho một đối tượng trong khi ẩn đi lớp của nó

- Khảo sát tương đồng giữa các lớp mà không phải liên quan đến cấu trúc thứ bậc

No comments:

Post a Comment